Trang chủ » Chuyên Mục Khác » QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CÔNG CHỨNG

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CÔNG CHỨNG

(Trích Luật Công chứng 2014, có hiệu lực ngày 01/01/2015)

I. PHẠM VI CÔNG CHỨNG

Các hợp đồng, giao dịch bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

II. THẨM QUYỀN CÔNG CHỨNG

Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

III. NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN CÔNG CHỨNG

Người thực hiện công chứng có nhiệm vụ sau đây :

1. Thực hiện việc công chứng thuộc thẩm quyền công chứng của cơ quan mình.

2. Tiếp nhận và kiểm tra các giấy tờ, giải thích trình tự thực hiện công chứng cho người yêu cầu công chứng nếu cần thiết.

3. Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng.

IV. QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN CÔNG CHỨNG

Người thực hiện công chứng có quyền hạn sau đây :

1. Yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho việc thực hiện công chứng.

2. Đề nghị cơ quan, nhà nước có thẩm quyền cung cấp thông tin cần thiết cho việc công chứng.

3. Yêu cầu cơ quan chuyên môn giám định hoặc tư vấn khi cần thiết.

4. Lập biên bản tạm giữ các giấy tờ có dấu hiệu giả mạo.

5. Từ chối công chứng các yêu cầu công chứng khi phát hiện có tranh chấp và theo quy định của pháp luật.